Cách chơi bài Chắn chuẩn chỉ nhất là thông tin được nhiều người quan tâm. Đây là bộ môn thú vị với nhiều phương pháp đánh khác nhau. Vậy nên để có thể chinh phục bộ môn này thì hãy cùng tìm hiểu về luật chơi đầy đủ nhất trong bài viết sau.
Thông tin về bài Chắn
Xuất phát từ bộ môn Tổ Tôm nổi tiếng hình thức đánh Chắn đã ra đời với 2 thể loại khác nhau dựa trên số lượng người tham gia. Loại hình đầu tiên được biết đến với tên gọi là “Bí Tứ” gồm 4 tay cược, thứ 2 chính là “Bí Ngũ” gồm 5 người tham gia.
Trong cách chơi bài Chắn mọi người chỉ sử dụng 100 quân vị khác với bộ môn Tổ Tôm đánh hết 120 lá. Trong đó, 20 cây bị loại bỏ bao gồm: Nhất Sách, Nhất Văn, Nhất Vạn, Lão và Thang.
Mặt khác, những quân vị còn lại đều quen thuộc với các lá nằm bên phải là Nhị, Tam, Tứ, Ngũ, Lục, Thất, Bát, Cửu, Chi (được hiểu là điểm của bài) và nằm bên trái là Vạn, Văn và Sách (hiểu đơn giản là chất của lá bài). Những cây bài đó sẽ được xếp vào các hàng khác nhau với 4 lá giống nhau.
Vì là một trò chơi sử dụng bộ bài gồm nhiều hình ảnh và ký tự Hán do đó để nhớ các quân mọi người có thể học theo câu thơ “ Vạn vuông, Văn chéo, Sách loằng ngoằng”. Ngoài ra, đôi khi chúng ta cũng thấy trong bộ bài có các lá được in hoặc quét sơn đỏ được gọi là yêu điều và yêu đỏ.
Hướng dẫn cách chơi Bài Chắn từ luật cơ bản
Cách chơi bài Chắn là thông tin được nhiều người quan tâm khi đây là một trò chơi có truyền thống lâu đời. Ngoài những hình ảnh thú vị rất chi luật lệ có trong bộ môn cũng tạo ra cảm giác tò mò với nhiều bet thủ.
Bộ bài – cách chia bài
Bộ bài 100 quân sẽ được chia thành 5 phần bằng nhau tức mỗi phần 19 quân và còn dư 5 lá. Sau đó 5 lá sẽ được đặt vào giữa để tạo nọc, tiếp theo sẽ có những thao tác như sau:
- Chọn nọc và bốc cái: Người bốc cái thông thường là chủ bàn hoặc người chiến thắng ván trước. Trong trường hợp là ván đầu tiên mọi người sẽ tự thoả thuận với nhau để chọn người bốc cái đầu.
- Làm nọc: Người bốc sẽ gộp 5 quân dư vào 1 phần bất kỳ để tạo nọc. Sau đó tiếp tục chọn 1 lá ngẫu nhiên trong nọc bỏ vào 4 phần còn lại để làm bài cái. Điều đó có nghĩa là bài cái sẽ có 20 lá, bài nọc có 23 và bài con sẽ có 19 quân.
- Để xác định người cầm cái ta sẽ đếm theo chiều ngược kim đồng đồ từ Chi Chi, Nhị, Tam,..Cửu đến đúng lá được mở ra từ Nọc ta sẽ dừng lại và người đó bắt buộc phải cầm 20 quân.
Các bộ Chắn cần nắm trong cách chơi bài chắn
Khi tìm hiểu về cách chơi bài Chắn thì không thể bỏ qua quy tắc ghép bộ. Đây là một trong những luật chơi cơ bản mà ai cũng phải biết:
- Chắn là tổng hợp 2 lá bài có hình dạng giống nhau và được ghép thành tổ hợp.
- Cạ tổ hợp 2 lá cùng hàng nhưng khác chất: Vạn, Văn hoặc Sách.
- 3 Đầu: Là tổ hợp 3 cây cùng hàng.
- Cây Què: Trong trường hợp không tạo được Chắn, Cạ, 3 Đầu thì đó được gọi là bài lẻ hay Cây Què. Ngoài ra, 3 đầu Nhị cũng có thể được gọi là Què.
Quy luật đánh bài
Ván bài sẽ bắt đầu ở nhà cái họ bắt đầu đánh xuống 1 lá và người bên tay trái có thể đánh tiếp theo. Trường hợp một nhà cái Thiền Ù hoặc khi còn đúng 1 nọc ván chơi sẽ kết thúc. Ngoài ra, trong cách chơi bài Chắn còn có những nội dung như sau:
- Các cửa đánh: Cửa trên (cửa bên tay trái), cửa Trì (bên tay phải).
- Mọi người có thể đánh bất kỳ bài nào trên tay xuống cửa Trì.
Luật ăn bài trong cách chơi bài chắn
Mọi người có thể ăn bất kỳ cây bài nào ở cửa trì hoặc cửa trên nếu lá bài được đánh xuống bởi đối thủ tạo thành Cạ hoặc Chắn. Trường hợp mọi người đã có 1 Chắn bạn có thể tạo thành 2 Chắn và đó gọi là ăn Bòn.
Một số thuật ngữ khác trong cách chơi bài Chắn
Ngoài những cách chơi bài Chắn trên vẫn còn nhiều thuật ngữ cũng như nội dung quan trọng khác. Dưới đây là thông tin mà tân binh cần nắm:
- Thiền Khai: Đây là trường hợp trong tay bài của người chơi có sẵn 4 lá giống nhau.
- Bốc: Trường hợp bạn không muốn ăn lá bài của đối thủ thì phải bốc nọc.
- Chíu: Khi đã có 3 lá giống nhau chúng ta có thể chíu cây bài thứ 4 khi nó nổi nọc hoặc có bất kỳ người nào đánh xuống. Sau khi đã ăn được cây bài đó mọi người bắt buộc phải trả một lá bất kỳ ở cửa Trì.
- Ù: Tất cả đều hướng đến mục đích tạo thành Ù với 19 cây được chia và 1 lá trong nọc tạo thành 6 Chắn hoặc không có bài què trong tay. Người Ù đầu tiên sẽ chiến thắng trong ván chơi.
- Thiền Ù: Trong trường hợp người cầm cái được cầm tổ hợp 6 Chắn hoặc không có bài què lúc ban đầu thì sẽ chiến thắng ngay lập tức.
Cách tính điểm, Cước Sắc và điểm Ù
Ngoài những cách chơi bài Chắn trên mọi người cần phải tìm hiểu thêm phương pháp tính điểm cụ thể. Những khái niệm về chờ Ù cũng như Cước Sắc sẽ được giải thích rõ trong phần sau:
- Khái niệm chờ Ù: Bài chờ Ù là loại có nhiều hơn hoặc bằng 5 Chắn và chỉ có 1 con què hoặc què một 3 đầu.
- Cước Sắc: Thực tế đây là thuật ngữ chỉ hành động tính điểm sau khi một ván bài kết thúc với rất nhiều trường hợp khác nhau.
Ngoài ra, trong Cước Sắc sẽ có 2 nội dung chính gồm tính điểm và xử phạt cùng theo dõi thông tin sau để biết được các mức thưởng cụ thể.
>>> Xem thêm: Ù khan là gì? Các cách chơi hay nhất khi có ù khan
Cách tính điểm trong bài Chắn
Bài Chắn cũng có quy tắc tính điểm rất chặt chẽ. Dù chơi ở phiên bản nào cũng áp dụng cách tính như sau:
- Xuông 2 điểm: Khi bạn Ù và không có gì đặc biệt trong dây bài của mình.
- Thông 3 điểm: Trường hợp ván trước Ù và hô xướng đúng lúc ván sau cũng Ù bạn có quyền hô Cước Thông.
- Chì 3 điểm: Là khi người chơi bốc trúng lá tạo thành Ù trong tay bài của mình.
- Thiền Ù trong cách chơi bài Chắn sẽ được 4 điểm.
- Chíu Ù 4 điểm.
- Bạch Thủ 4 điểm: Là trường hợp có 6 Chắn và 4 Cạ.
- Bạch Thủ Chi 11 điểm: Là dạng Bạch Thú với lá Chi Chi.
- Tám đỏ 8 điểm: Bài Ù có đúng 8 lá màu đỏ.
- Kính Tứ Chi 17 điểm: Bài Ù có đúng 4 lá Chi màu đỏ.
- Lèo 5 điểm: Có Cửu Vạn, Bát Sách và Chi Chi thì gọi là Lèo.
- Ù Bòn 4 điểm.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều cách tính điểm hiếm gặp khác như: Bạch Định 12 điểm, Cá lội hoa rơi 25 điểm, Ngư ông nhà lầu 35 điểm và Phá Thiên 17 điểm. Tất cả đều là những trường hợp đặc biệt hiếm gặp tính Cước Sắc.
Các lỗi phạt và trừ điểm trong Chắn
Có thưởng có phạt là điều cần phải biết trong cách chơi bài Chắn mọi người cần nắm rõ. Cụ thể các lỗi có thể xảy ra bao gồm:
- Lỗi treo tranh: Treo tranh Chíu và Trái Vỉ sẽ không được điểm Ù đây là do lỗi mọi người có thể ăn được thành Chắn như lại ăn Cạ.
- Ăn thường trong khi Chíu cũng không được thưởng.
- Rút một quân trong hàng Cạ để thực hiện hành động ăn Cạ cũng bị phạt không tính điểm.
- Trong cách chơi bài Chắn ăn một Cạ nhưng trước đó đã đánh Cạ sẽ phải đền cho cả bàn.
- Tiếp tục ăn Chắn trong hàng dù trước đó đã ăn Cạ cũng phải đền cả bàn.
- Ăn Chắn rồi nhưng lại xé Chắn cũng sẽ bị phạt không nhận thưởng.
- Tách Cạ để ăn Cạ cũng bị phạt trong bài Chắn.
- Trường hợp bài lên Ù nhưng không Ù mà bốc Nọc mọi người cũng sẽ bị phạt điểm bằng Tám đỏ hoặc Lèo.
- Lỗi không bỏ xướng ở những cước chết bị phạt bằng với điểm Bạch Thủ Chi.
Trên đây là tất cả những thông tin chi tiết về cách chơi bài Chắn được nhiều người quan tâm. Hy vọng với những kiến thức trên mọi người đã hiểu được phương pháp đánh bộ môn truyền thống cực kỳ thú vị này. Áp dụng ngay tại các bàn chơi và chiến thắng đi nào.
Tin mới nhất: